Đối với những bạn đang tìm hiểu về cách làm kem dưỡng da handmade tại nhà cũng như muốn xây dựng một công thức riêng cho bản thân thì việc tìm hiểu thật kỹ về các thành phần nguyên liệu và kiến thức cơ bản về kem dưỡng da là điều hết sức cần thiết.
Hầu hết các loại kem dưỡng da đều có các nhóm thành phần cơ bản sau:
- Bơ / dầu
- Nước hoặc dung môi khác
- Nhũ hóa
- Chất làm đặc
- Chất chống oxy hóa
- Chất bảo quản
- Hương liệu / tinh dầu
- Màu
Vì nguyên liệu chúng khá ít ỏi, 50 – 80% là nước cho nên giá vốn khá thấp khi so với hàng công nghiệp, để tăng công năng của kem lên bạn có thể bổ sung mảng hoạt chất chiết xuất cao một chút để dưỡng da hiệu quả hơn.
Kĩ thuật nấu kem dưỡng da handmade khó hơn so với nấu son handamde và xà phòng handmade nhưng không khó lắm đối với bạn nào đã quen nấu bánh kem.
Một lưu ý khá quan trọng là đối với các trường hợp đang mang thai, cho con bú, da nhạy cảm hoặc dị ứng một trong số các loại dầu thì cần phải hết sức cẩn thận vì không phải cứ nguyên liệu thuần thiên nhiên là không kích ứng da, ví dụ như mẹ bầu không nên dùng dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu …
I. Bơ / dầu
Đây là thành phần dưỡng da trong kem và là nguyên liệu cổ xưa nhất sản sinh ra các dòng kem hiện đại sau này.
Ban đầu người ta chỉ dùng dầu bôi trực tiếp lên da, về sau trộn cùng bơ hạt mỡ, sáp ong và đánh lên bông cho đẹp.
Cho đến nay, yêu cầu của khách hàng về kem dưỡng da cao hơn, đòi hỏi da mượt, thấm nhanh, mềm da sau khi apply… buộc nhà sản xuất công nghiệp phải thay dầu nền thiên nhiên bằng các dung môi hóa chất như:
- Dimethicol
- Mineral oil (dầu khoáng)
- Cyclopentasiliate
- …
Và những hóa chất này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người dùng bằng các dòng dầu nền / bơ thiên nhiên.
Dầu nền và bơ thiên nhiên thì cũng có vài trăm loại khác nhau, đủ mọi loại giá cả. Riêng bản thân bọn mình thấy những loại dầu sau đây vừa dễ dùng vừa dễ mua, hơn cả là giá thành khá rẻ:
- Dầu hướng dương
- Dầu cám gạo
- Dầu hạnh nhân
- Dầu jojoba
- Dầu hạt nho
- Dầu nụ tầm xuân
- Dầu thầu dầu (Không được phổ biến nhiều, thường được sử dụng trong son handmade)
- Dầu dừa
II. Nước hoặc dung môi khác
Trong kem dưỡng da handmade nước chiếm 50% – 80% (theo như kinh nghiệm làm kem lâu nay của bọn mình thì tầm 50-55% nước kem ở thể “Cream” khá rắn đặc, 75-80% kem ở thể “Lotion” khá loãng).
Ngoài nước cất, chúng ta có thể sử dụng những nguyên liệu dưới đây để thay thế mà vẫn đảm bảo chất lượng kem dưỡng:
- Gel nha đam
- Gel hoa hồng
- Sữa dê
Làm mỹ phẩm là buộc phải dùng nước cất, không sử dụng nước máy, nước không tên hoặc nước suối vì các loại nước đó không được tiệt trùng hoàn toàn còn ẩn nhiều mầm mống vi khuẩn – nấm mốc, lượng kim loại còn dư trong nước cũng không tốt cho thành phẩm. Nhưng trong trường hợp nhà không có và bạn chỉ làm tự dùng thôi không bắt buộc lưu hành sản phẩm lâu dài thì có thể du di sử dụng nước thường cũng được.
III. Nhũ hóa
Dầu và nước không thể tự hòa chung cùng nhau mà cần chất kết nối, chất đó gọi là nhũ hóa. Nhũ hóa có nhiều hình thể khác nhau:
- Dạng hạt rắn
- Dạng dung dịch
- Dạng sệt
Sẽ có loại nhũ hóa dầu vào nước và nhũ hóa nước vào dầu, nhũ hóa kem, tùy loại hình sản phẩm bạn cần mà chọn loại nhũ hóa cho phù hợp, đối với kem bạn nên dùng nhũ hóa dạng rắn để sau khi nấu kem đặc lại nhé.
Sáp nhũ hóa nấu kem dưỡng da có rất nhiều cho nên mình sẽ giới hạn chỉ viết bài hướng dẫn nấu kem dưỡng da handmade từ những chất bên mình đang phân phối như:
- Sáp nhũ hóa Cetearyl Alcohol
- Sáp nhũ hóa Cetyl Alcohol
- Sáp nhũ hóa Prolipid 141
- Sáp nhũ hóa Emulsifying Wax
- Sáp nhũ hóa Lunamer 42 CLT
- Sáp nhũ hóa Polawax
Thông thường 1 công thức kem nên kết hợp từ 3-4 loại sáp nhũ hóa khác nhau để bổ trợ nhũ hóa hạn chế kem tách lớp.
IV. Chất làm đặc
Chất làm đặc giúp kem dưỡng da cứng thể hơn, creamy hơn:
- Dòng đặc thì gọi “Cream”
- Lỏng hơn gọi “lotion”
Nhưng ở Việt Nam các thể kem đa dạng hơn có thêm:
- Kem cốt
- Kem nén
- Kem phô mai
- …
Các chất làm đặc thông dụng cơ bản mình hay dùng là:
- Sáp ong.
- Sáp đậu nành.
- Sáp nhũ hóa các loại.
- Axit stearic.
Do hình ảnh rất trừu tượng nên các bạn chịu khó xem clip dưới đây để dễ hình dung hơn về chất làm đặc nghen!
V. Chất chống oxy hóa
Trong mỹ phẩm, hiện tượng một sản phẩm để ở nhiệt độ thường trong phòng thì không sao nhưng chỉ cần phơi nắng một buổi là hư. Hiện tượng này gọi “nôm na” là sản phẩm bị oxy hóa.
Đa số mọi người vẫn thường nhầm lẫn chất chống oxy hóa và chất bảo quản là một nhưng thực ra chất chống oxy hóa và chất bảo quản không hề liên quan đến nhau, nhưng đối với thời gian lưu hành các loại mỹ phẩm thì có liên quan.
Vậy nên khi làm son môi, các sản phẩm dạng dầu, mỡ, dầu massage … cho thêm chất chống oxi hóa và chất bảo quản vào thì có thể kéo dài thời gian sử dụng. Chất chống oxy hóa lành tính nhất là Vitamin E vì nó lành tính, hoặc có thể dùng thêm BHT, Potasium sorbate.
VI. Chất bảo quản
Chất bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm tránh các nguyên nhân làm hư sản phẩm như vi khuẩn:
- Nấm men
- Nấm mốc
- Vi khuẩn gram âm
- Vi khuẩn gram dương
- ...
Sẽ làm sản phẩm hư hỏng, bốc mùi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là:
- Nguyên liệu thô
- Môi trường
- Thiết bị
- Vật liệu bao gói
- Do người sản xuất (đây là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn thường thấy nhất)
Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm hay ko, nhưng theo quan điểm cá nhân mình thì nếu bạn làm ra thành phẩm để bán thì nên cho chất bảo quản để sản phẩm trụ lâu trên thị trường, nếu tự làm tự dùng thì không nên cho vô mà chỉ cần sử dụng chất chống oxy hóa và bảo quản sản phẩm trong tủ lạnh, khi nào sản phẩm có mùi ôi thì nên bỏ đi. Các chất bảo quản sau này bạn sẽ thường xuyên thấy trong các bài blog của mình là:
- K900
- PE9010
- PE145
- DMDMH
- Phenonip
VII. Hương liệu / Tinh dầu
Hương liệu tạo mùi cho sản phẩm, khuyến khích dùng tinh dầu trong mỹ phẩm handmade và hương liệu cho sản phẩm cần lưu hành lâu trên thị trường.
Các bạn có thể tham khảo bài viết “ Sự khác nhau giữa tinh dầu và hương liệu ” để phân biệt rõ ràng hơn sự khác nhau về bản chất cũng như các sử dụng của hai loại nguyên liệu này.
VIII. Màu
Thành phẩn này chủ yếu tác động nhiều đến cảm quan thị giác cho sản phẩm nên dù có sử dụng hay không cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau khi “ra lò”, miễn là bạn dùng các loại màu có chứng nhận của FDA sử dụng được cho da là ổn.
IX. Tổng kết
Về cơ bản, các nguyên liệu chính cấu tạo nên kem dưỡng da bọn mình đã giới thiệu sơ qua, tùy vào trường hợp từng loại kem khác nhau mà bạn sẽ chọn ra nguyên liệu nào phù hợp nhất, nguyên liệu nào cần dùng, không cần dùng.
Việc hiểu rõ công dụng của từng loại nguyên liệu trước khi ráp công thức hoặc tự làm kem dưỡng da tại nhà sẽ giúp các bạn an tâm hơn về chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng của thành phẩm sau khi làm ra.
P/s: Đối với những bạn chưa có ý tưởng để tự xây dựng một bộ công thức kem dưỡng da handmade riêng cho bản thân thì có thể tham khảo bộ công thức của bọn mình đăng tại bài viết “ Công thức làm kem dưỡng da handmade ( Homemade Lotion ) ”
Chúc các bạn độc giả của Pimichi Blog một năm 2018
tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc bên gia đình và người thân !